Ngày 30/10/1968, Tiểu đội 2, Đại đội 317, Tổng đội TNXP Nghệ An dự định tổ chức bữa cơm chia tay 8 người có quyết định hết thời hạn TNXP trở về quê hương. Trong đó, anh Cao Ngọc Hòa trú tại xã Diễn Lộc, huyện Diễn Châu và chị Nguyễn Thị Tâm trú tại xã Hợp Thành, huyện Yên Thành đã cầm trên tay quyết định với dự định về quê tổ chức đám cưới. Thế nhưng, bữa cơm chia tay và những kế hoạch trọng đại của cuộc đời đã vĩnh viễn không trở thành hiện thực, bởi họ đã hiến trọn tuổi xuân cho Tổ quốc với tinh thần: “Còn ở lại đơn vị một giờ là còn chiến đấu”.
Kỷ niệm 49 năm chiến thắng Truông Bồn (31/10/1968 – 31/10/2017); tưởng nhớ sự cống hiến và hy sinh anh dũng của các Anh hùng, Liệt sĩ trên cung đường huyền thoại Truông Bồn và sự hy sinh anh dũng ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ TNXP “Tiểu đội thép” Anh hùng thuộc Đại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An, Ban quản lý Khu tích lịch sử Truông Bồn đã đón tiếp và phục vụ 266 đoàn đại biểu với 8.915 đại biểu và gần 7.000 du khách và nhân dân về thăm viếng, tri ân 1.240 anh hùng liệt sĩ.
Những ngày này, dòng người từ muôn phương lại về với Truông Bồn. Gần nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày cuối cùng của tháng Mười năm 1968 định mệnh ấy, khói hương dường như chưa bao giờ tắt nơi chiến địa xưa. Truông Bồn đã trở thành mảnh đất thiêng liêng, biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống yêu nước cho lớp lớp thế hệ trẻ.
Chẳng thể chờ đến tháng Vu Lan khói hương nghi ngút. Chẳng đợi tới ngày 31 tháng 10 tưởng vọng trang nghiêm. Tôi tìm về quê em làng Đựa, thuở cháo rau nuôi em nên người, để rồi những Trúc, những Nga và lớp lớp thế hệ trẻ thời chiến rối rít cùng em trở thành cô thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước. Và em cùng bao nhiêu gương mặt gái, trai quả cảm đã hóa thân vào đất đai xứ sở làm nên bản Tráng ca bất tử.
Chỉ thị 105 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ: " Để phát huy truyền thống của các đội TNXP trong thời kỳ kháng chiến. Để đáp ứng với nhiệt tình của thanh niên đang sôi nổi thực hiện phong trào 3 sẵn sàng, cần tổ chức các đội TNXP - CMCN nhằm phục vụ cho chiến đấu và xây dựng. Mỗi đội TNXP phải là một đơn vị sản xuất có năng suất lao động cao. Một đơn vị sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết, đồng thời là một môi trường văn hoá , kỹ thuật, nơi đào tạo rèn luyện thanh niên về mọi mặt.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước và thời kỳ khôi phục đất nước sau chiến tranh, xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955- 1964), tỉnh Nghệ An đã có 4,3 vạn thanh niên xung phong ( TNXP) lên đường phục vụ kháng chiến, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc.
Truông Bồn là một địa danh thuộc địa phận xã Mĩ Sơn, huyện Đô Lương. Tại đây, ngày 31/10/ 1968, 13 chiến sĩ của Đại đội Thanh niên xung phong 317 đã cùng lúc anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (17 - 22 tuổi). Sự hi sinh ấy là một vết son trong sổ vàng truyền thống của lực lượng Thanh niên xung phong, tỏ rõ thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và cũng là bằng chứng hết sức nổi bật về những mất mát, đau thương do chiến tranh để lại.
Trong biên niên sử giữ nước oanh liệt của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20, có cống hiến vẻ vang của lực lượng TNXP Việt Nam- một binh chủng không đeo sao vạch, không quân hiệu, quân hàm. Một binh chủng ra đời trong kháng chiến chống Pháp và được tái lập trong tháng năm nóng bỏng của kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những cống hiến vẻ vang đó, có sự hy sinh của các chiến sỹ Lực lượng TNXP Truông Bồn vào sáng ngày 31/10/1968.
Trong câu chuyện cùng mấy o là cựu thanh niên xung phong ở Truông Bồn một thủa, tôi có hỏi tên địa danh này có nghĩa là gì. Có người bảo: Truông là núi, Bồn là âm nói lái của từ buồn. Truông Bồn nghĩa là núi buồn.
Truông Bồn nằm trên tuyến đường 15A, hay còn gọi là Đường 30, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là nơi duy nhất nối các huyết mạch giao thông: mốc số 0, Quốc lộ 1 A, Đường 7, Đường 34 để chi viện nhân tài, vật lực của hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến miền Nam.